International geotechnical diary
Sự kiện nổi bật mới diễn ra
Từ ngày 28 đến 31/8/2022, hội thảo “International Symposium on Frontiers in Offshore Geotechnics (ISFOG)” lần thứ tư được tổ chức tại Augustin, Texas USA. Đây là hội thảo quốc tế hàng đầu cho các vấn đề liên quan đến ĐKT của các công trình khoài khơi. Hội thảo được Tiểu ban kỹ thuật TC209 của Hội Cơ học đất và ĐKT quốc tế (ISSMGE) tham gia tổ chức. Ngoài các sự kiện chính diễn ra tại Texas, trước thềm hội thảo, một loạt các Webinar (ISFOG Pre-Symposium Webinars) đã được các chuyên qia đầu nghành trình bầy. Các buổi thuyết trình online này cũng thu hút được số lượng lớn người tham gia.
Hội nghị “10th International Conference on Physical Modelling in Geotechnics” được tổ chức tại Viện Khoa học và Công nghệ tiến bộ tại Daejeon, Hàn Quốc, từ ngày 19 đến 23/09/2022. Hội thảo được tổ chức bởi Hội Địa kỹ thuật Hàn Quốc cùng Tiểu ban kỹ thuật TC104 của ISSMGE.
Sau nhiều lần trì hoãn do Covid, hội thảo quốc tế “2nd Vietnam Symposium on Advances in Offshore Engineering” VSOE2021 đã được tổ chức dưới hình thức hybrid vào ngày 24/10/2022 tại TP HCM. Với trên 170 bài báo cáo được nộp, hội thảo lần thứ hai này đã thu hút được sự quan tâm cao của giới chuyên môn. Trong ngày tổ chức hội thảo, tuy chỉ một số lượng hạn chế các báo cáo được trình bầy, hội thảo đã được đánh giá thành công tốt đẹp.
Lịch các sự kiện hội nghị, hội thảo sắp tới
Dưới đây là một số hội thảo quốc tế về ĐKT từ năm 2023 do Hiệp Hội Cơ học đất và ĐKT Quốc Tế (ISSMGE) giới thiệu:
Thời gian | Sự kiện | Nơi diễn ra |
20.02. – 23.02.2023 | GeoAfrica 2023 – 4th African Regional Conference on Geosynthetics (Hội nghị vải ĐKT Châu Phi lần IV) | Cairo – Ai Cập http://www.geoafrica2023.org |
06.03 – 09.03.2023 | International Conference on Advances in Structural and Geotechnical Engineering (Hội nghị quốc tế về Thành tựu trong Kết cấu và ĐKT công trình) | Hurghada – Ai Cập |
16.03. – 17.03.2023 | GeoMandu (An international conference seires of Nepal geotechnical society) Geohazard and Geo-Infra Desasters (Hội nghị quốc tế về tai biến và thảm họa địa chất) | Kathmandu – Nepal |
26.03. – 29.03.2023 | Geo-Congress 2023 (Đại hội Địa kỹ thuật 2023) | Los Angeles – USA |
02.05. – 05.05.2023 | 8th International Conference on Unsaturated Soils (Hội nghị quốc tế lần thứ 8 về đất chưa bã hòa) | Milos Island, Hy Lạp Email: mbardanis@edafos.gr |
29.05. – 31.05.2023 | Underground Contruction Prague 2023 (Hội thảo Kết cấu công trình nghầm Praha 2023) | Praha, Cộng Hòa Séc |
07.06. – 09.06.2023 | 17th Danube – European Conference on Geotechnical Engineering (Hội nghị châu Âu lần XVII về ĐKT công trình) | Bucharest, Rumani http://www.17decge.ro |
25.06. – 28.06.2023 | 9th International Congress on Environmental Geotechnics (Hội thảo quốc thế lần thứ 9 về ĐKT Môi trường) | Chania, Hy Lạp |
26.06. – 28.06.2023 | Numerical Methods in Geotechnical Engineering 2023 NUMGE 2023 (Hội thảo Phương pháp số trong ĐKTCT) | London, Anh https://www.imperial.ac.uk/numerical-methods-in-geotechnical-engineering/ |
26.06. – 29.06.2023 | 8th International Conference on Debris Flow Hazard Mitigation (Hội nghị quốc tế lần IIX về Hạn chế sói mòn) | Turin, Ý |
14.08. – 18.08.2023 | 17th Asian regional Geotechnical Engineering Conference (Hội nghị khu vực châu Á lần thứ XVII về ĐKT) | Astana, Kasakhstan |
29.08. – 01.09.2023 | 4th International Symposium of Machine Learning and Big Data in Geoscience (Hội thảo quốc tế về học máy và giữ liệu lớn trong địa chất) | Cork, Ireland |
03.09. – 06.09.2023 | 8th International Symposium on Deformation Characteristics of Geomaterials (Hội thảo quốc tế lần VIII về Tính biến dạng của vật liệu đất) | Porto, Bồ Đào Nha |
12.09. – 14.09.2023 | SUT OSIG 9th International Conference “Innovative Geotechnologies for Energy Transition” (Hội nghị quốc tế lần IX về các công nghệ ĐKT sáng tạo cho chuyển đổi năng lượng) | London, Anh http://www.sut.org/ |
12.09. – 15.09.2023 | 20th Technical Dam Control International Conference (Hội nghị quốc tế về kiểm tra kĩ thuật đập lần thứ XX) | Chorzow, Ba Lan |
17.09. – 21.09.2023 | 12ICG – 12th International Conference on Geosynthetics (Hội nghị quốc tế về vải ĐKT lần XII) | Rom, Ý https://www.12icg-roma.org |
25.09. – 26.09.2023 | Charles-Augustin Coulomb: A Geotechnical Tribute (Charles-Augustin Coulomb: Một cống hiến cho ĐKT) | Paris, Pháp https://www.cfms-sols.org/organisees-par-le-cfms/charles-augustin-coulomb-geotechnical-tribute |
14.12. – 15.12.2023 | Geotec Hanoi 2023 (GH2023) (Hội nghị quốc tế ĐKT Geotec Hanoi 2023, GH2023) | Hà Nội, Việt Nam https://geotechn.vn |
04.10. – 07.10.2023 | 28th European Young Geotechnical Engineers Conference and Geogames (Hội nghị các kĩ sư trẻ châu Âu trong nghành ĐKT lần thứ 28) | Moscow, Nga |
20.11. – 23.11.2023 | 2nd International Conference on Construction Resources for Environmentally Sustainable Technologies (Hội nghị quốc tế về tài nguyên xây dựng cho công nghệ bền vững môi trường) | Fukuoka, Nhật bản |
07.05. – 10.05.2024 | 8th International Conference on Earthquake Geotechnical Engineering (Hội nghị quốc tế về động đất ĐKT công trình lần thứ VIII) | Osaka, Nhật Bản |
25.08. – 30.08.24 | XVIII European Conference on Soil Mechanics and Geotechnical Engineering (Hội nghị quốc tế: Cơ học đất và ĐKT CT Châu Âu lần XVIII) | Lisbon, Bồ Đào Nha |
12.11. – 17.11.2024 | 17th Panamerican Conference on Soil Mechanics and Geotechnical Engineering (Hội nghị liên Mĩ về Cơ học đất và ĐKT CT lần thứ 17) | Pucon, Chi Lê https://panamgeochile2024.cl/ |
Hoạt động các tiểu ban kỹ thuật (TC) của ISSMGE
(https://www.issmge.org/committees/technical-committees)
Trong năm 2022, số lượng hội viên quốc tế của VSSMGE tham gia ISSMGE tăng lên 70 người, nghĩa là tăng khoảng 11 người so năm 2021, và tăng hơn 100% so với khi VSSMGE gia nhập ISSMGE vào năm 1985 (30 người). Trong năm 2021, VSSMGE có 16 hội viên tham gia vào 17 Tiểu ban kỹ thuật (Technical Committee) của ISSMGE, xem danh sách dưới đây.
Các tiểu ban thường tổ chức họp mặt các thành từ một đến hai lần trong năm (phần lớn họp trực tuyến) để lên kế hoạch hoạt động trong năm. Với số lượng mỗi tiểu ban khoảng 60 đến 100 thành viên đến từ các quốc qia khác nhau, nội dung hoạt động của các tiểu ban gồm có:
• Phối hợp nghiên cứu, công bố bài báo khoa học;
• Tổ chức Webinar;
• Đưa ra các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực chuyên môn;
• Tổ chức hội thảo (Special sessions);
• Mời Keynote Lecture;
• Hỗ trợ review cho các bài tại hội thảo cũng như báo chuyên ngành.
Sau đây là danh sách các thành viên của VSSMGE tham gia vào các tiểu ban:
TC | Tiểu ban | Thành viên |
TC101 | Laboratory Stress Strain Strength Testing of Geomaterials | Lê Việt Hưng |
TC102 | Ground Property Characterization from In-Situ Tests | Nguyễn Tiến Dũng |
TC103 | Numerical methods | Phùng Đức Long, Đỗ Tuấn Nghĩa, Đặng Hồng Lam, Lê Việt Hưng |
TC104 | Physical Modelling in Geotechnics | Vũ Anh Tuấn, Đặng Hồng Lam, Trần Văn Tuẩn |
TC105 | Geo-Mechanics from Micro to Macro | Đặng Hồng Lam |
TC204 | Underground Construction in Soft Ground | Phùng Đức Long, Trần Huy Hùng, Đỗ Tuấn Nghĩa |
TC208 | Slope Stability in Engineering Practice | Nguyễn Đức Mạnh, Đỗ Tuấn Nghĩa |
TC209 | Offshore geotechnics | Lê Việt Hưng, Đoàn Đình Hồng |
TC211 | Ground improvement | Trần Huy Hùng, Nguyễn Đức Mạnh |
TC212 | Deep foundation | Phùng Đức Long, Trần Huy Hùng, Vũ Anh Tuấn, Trần Văn Tuẩn |
TC214 | Foundation Engineering for Difficult Soft Soil Conditions | Nguyễn Anh Dũng |
TC217 | Land Reclamation | Hoàng Phương Tùng |
TC220 | Field Monitoring in Geomechanics | Nguyễn Anh Dũng |
TC221 | Tailing and mine wastes | Sử Minh Đặng |
TC302 | Forensic Geotechnical Engineering | Nguyễn Minh Hải |
TC304 | Engineering Practice of Risk Assessment and Management | Sử Minh Đặng, Phạm Quang Tú |
TC309 | Machine Learning and Big Data | Ngô Thị Thanh Hương, Phạm Thái Bình |
Trong năm 2022, chủ tịch Hội Phùng Đức Long đã tham gia 2 cuộc họp của TC103 (Numerical methods), vào ngày 8/2/2022 và cuộc họp của TC204 (Underground Construction in Soft Ground) vào ngày 28/6/2022.


TIN VẮN QUỐC TẾ
• Bản tin hội ISSMGE tháng 2-2022: https://www.issmge.org/publications/issmge-bulletin/vol16-issue-1-february-2022
• Bản tin hội ISSMGE tháng 4-2022: https://www.issmge.org/publications/issmge-bulletin/vol-16-issue-2-april-2022
• Bản tin hội ISSMGE tháng 6-2022: https://www.issmge.org/publications/issmge-bulletin/vol-16-issue-3-june-20220
• Bản tin hội ISSMGE tháng 8-2022: https://www.issmge.org/publications/issmge-bulletin/vol-16-issue-4-august-2022
• Bản tin hội ISSMGE tháng 10-2022: https://www.issmge.org/publications/issmge-bulletin/vol-16-issue-5-october-20220
Nền đắp sử dụng cọc (piled-supported embankment) trên nền đất yếu
Để đánh gián hiệu quả giảm lún của nền đắp khi sử dụng cọc và vải/ lưới địa kỹ thuật, mô hình thí nghiệm thực tế (full-scale test) được thực thiện và và mô tả chi tiết bởi Briançon & Simon (2012). Thí nghiệm thực hiện cho nền đắp cao 5 m trên nền đất yếu gia cường bằng cọc cứng thẳng đứng. Nền đắp gồm có bốn khu vực (1R, 2R, 3R và 4R). Cọc được thi công tại ba khu vực (2R, 3R và 4R). Tại khu vực 1R không bố trí cọc. Sàn truyền lực (load-transfer platform) và nền đắp được mô tả ở Hình 1 dưới đây. Tại ba khu vực gia cường, cọc được đóng xuống nền đất cứng và khoảng cách cọc là 2 x 2 m. Sàn truyền lực được đầm chặt và gia cường bằng vải/lưới ĐKT nằm ngang ở khu vực 3R và 4R. Một lớp vải ĐKT và 2 lớp lưới ĐKT được bố trí tương ứng tại 3R và 4R.

Hiệu quả của phương pháp được đánh giá thông qua độ lún. Số liệu đo lún cho thấy việc sử dụng cọc rất hiệu quả cho việc giảm lún của nền đắp (Hình 2). Độ lún bề mặt tại khu vực 1R là khoảng 230-260 mm, trong khi độ lún tại khu vực gia cường cọc cứng khoảng 105 cm, giảm 60%. Độ lún tại độ sâu 2 m và 5 m giảm tương ứng 70% và 80%.
Độ lún lệch giữa cọc và nền đất tại vị trí cách biên cọc 0.1 m được thể hiện trên Hình 3. Độ lún lệch chủ yếu xẩy ra trong quá trình thi công nền đắp. Trong khu vực sử dụng sàn truyền lực, độ lún lệch tăng rất ít sau khi thi công nền đắp và gần như không thay đổi. Độ lún lệch ở khu vực 2R (không sử dụng vải/ lưới ĐKT) đạt 97 mm, gấp đôi so với độ lún lệch tại khu vực 3R, 41 mm, và khu vực 4R, 37 mm. Độ lún lệch tại khu vực sử dụng 1 lớp vải ĐKT và 2 lớp lưới ĐKT không chênh lệch nhiều, 37 mm và 41 mm.
Như vậy việc sử dụng cọc cứng dưới nền đắp và vải/ lưới ĐKT rất hiệu quả trong việc giảm độ lún tuyệt đối cũng như độ lún lệch giữa cọc và nền đất. Việc sử dụng nhiều hơn một lớp vải/ lưới ĐKT trong sàn truyền lực không hiệu quả nhiều so với trường hợp sử dụng một lớp.
Các thông số về áp lực nước lỗ rỗng, độ biến dạng của vải/ lưới ĐKT cũng như chuyển vị ngang của nền đắp được thể hiện trong bài báo của Briançon and Simon (2012).
Tài liệu tham khảo:
Briançon, L., Simon, B., 2012. Performance of Pile-Supported Embankment over Soft Soil: Full-Scale Experiment. J. Geotech. Geoenvironmental Eng. 138, 551–561.


Giới thiệu dự án đào tạo tiến sĩ STEP4WIND
Dự án nghiên cứu “Novel deSign, producTion and opEration aPproaches for floating WIND turbine farms” (STEP4WIND) là dự án đào tạo tiến sĩ của liên minh Châu Âu. Dự án được hỗ trợ kinh phí trong khuôn khổ chương trình “H2020 Marie-Curie Innovative Training Network initiative” của Ủy ban Châu Âu (European Commision) nhằm đào tạo nhân lực cấp cao phục vụ cho các nghành công nghiệp mũi nhọn. Dự án kéo dài bốn năm từ 2020 đến 2024 với mục tiêu đào tạo 10 tiến sĩ trong các lĩnh vực khác nhau. Mục tiêu chính là giải quyết các vấn đề cả về công nghệ và kinh tế liên quan đến việc phát triển các trang trại gió nổi ngoài khơi (floating wind farm). Tại đây, các nghiên cứu sinh sẽ được hướng dẫn và giám sát chặt chẽ bởi các giáo sư tại các trường Đại Học, viện nghiên cứu và các chuyên gia hàng đầu tại các công ty và doanh nghiệp tư nhân. Chương trình “H2020 Marie-Curie Innovative Training Network initiative” đề cao việc trao đổi kinh nghiệm, giao lưu và hợp tác giữ các đơn vị tham gia trong dự án, cũng như đề cao các đề tài mang tính liên nghành. Các nghiên cứu sinh phải thường xuyên trao đổi với nhau về phương pháp sử dụng, lịch trình và kết quả của các nghiên cứu độc lập.
Dự án gồm ba gói công việc và được chia thành 10 đề tài sau:
Thiết kế:
• ESR1 – Mô hình số đa tỷ lệ của tua-bin gió nổi ngoài khơi (Multi-scale numerical modelling of floating offshore wind turbines)
• ESR2 – Khí động học của tuabin gió nổi ngoài khơi trải qua chuyển động lớn (Aerodynamics of floating offshore wind turbines undergoing large motions)
• ESR3 – Mô hình rút gọn và học máy để phân tích và thiết kế (Reduced-order models and machine learning for FOWT analysis and design)
• ESR4 – Phân tích và tối ưu hóa thiết kế đa ngành cho các trang trại gió nổi ngoài khơi (Multidisciplinary design analysis and optimisation framework for FOWT farms)
Sản xuất và triển khai:
• ESR5 – Thử nghiệm phần cứng trong vòng lặp (HIL) của trang trại gió nổi ngoài khơi (Hardware-in-the-loop (HIL) experiments of FOWTs)
• ESR6 – Tự động sản xuất composite cốt sợi carbon cho cánh tua-bin gió ngoài khơi (Automated manufacturing of carbon fibre reinforced composites for offshore wind turbine blades)
• ESR7 – Tối ưu hóa cấu hình cáp động cho tua-bin gió nổi và trang trại (Optimisation of dynamic cable configuration for FOWTs and farms)
• ESR8 – Lắp đặt và tháo dỡ các trang trại gió nổi ngoài khơi lớn (Installation and decommissioning of large floating offshore wind farms)
Hoạt động và khả năng mở rộng:
• ESR9 – Ứng dụng robot trong vận hành và bảo trì gió nổi (Application of robotics in floating wind operations and maintenance)
• ESR10 – Phát triển và tối ưu hóa các hoạt động Kinh tế Xanh kết hợp với trang trại tua-bin gió nổi ngoài khơi (Development and optimisation of Blue Economy activities coupled with FOWT farms)
Các thông tin cụ thể xin tham khảo tại đây: https://step4wind.eu
Lê Việt Hưng
Technical University Berlin.
E-mail: v.le@tu-berlin.de
Hồ Mạnh Hùng
Bentley Systems Singapore, Pte. Ltd., Singapore.
E-mail: hung.homanh@bentley.com
Phùng Đức Long
Chủ tịch Hội CHĐ & ĐKTCT VN.
E-mail: phung.long@gmail.com