Cọc ván – Giải pháp cho kè chống sạt lở, chống biến đổi khí hậu

Sheet pile walls – A solution for landslides and climate change

Theo Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai (Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến tháng 3/2022, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 626 điểm/794 km sạt lở (bờ sông 578 điểm/588km, bờ biển 48 điểm/206km), trong đó sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 94 điểm/179km (bờ sông 69 điểm/80km, bờ biển 25 điểm/99 km).
Dựa trên đặc điểm địa hình, địa chất, hình thức các công trình kè bảo vệ bờ phổ biến hiện nay, Phan Vũ đề xuất 02 phương án hình thức kè điển hình như sau:

Phương án 1: Kè tường đứng

Cấu tạo của phương án này gồm: phần tường đứng chắn đất tường cừ ván BTCT DƯL kết hợp hệ neo giữ ổn định (khi cần thiết) và phần gia cố bảo vệ mái chống xói lở do dòng chảy. Ưu điểm nổi bật của phương án kè đứng: Giảm diện tích mất đất sau lưng kè giúp giảm khối lượng và chi phí giải phóng mặt bằng; Tính thẩm mỹ cao do sử dụng cấu kiện đúc sẵn; Tính ổn định và bền vững cao.

Hình 1. Hình thức điển hình và hình ảnh minh họa kè đứng

Tuy nhiên, phương án này cũng đồng thời tồn tại nhược điểm: Cấu kiện lắp ghép có kích thước lớn đòi hỏi thiết bị thi công lớn nên không thích hợp cho các khu vực không có điều kiện giao thông thuận lợi; Thi công rung hạ cừ ván gây chấn động ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.

Phương án 2: Kè mái nghiêng

Cấu tạo của phương án kè mái nghiêng là kết cấu gia cố bảo vệ mái chống xói lở do dòng chảy. Phương án kè mái nghiêng sở hữu các ưu điểm như: Kết cấu đơn giản, thi công nhanh; Kết cấu mềm, dễ thay thế sửa chữa khi có yêu cầu.
Bên cạnh điểm mạnh thì kè mái nghiêng cũng tồn tại những điểm hạn chế như: Diện tích mất đất lớn do phải mở rộng mái đảm bảo ổn định, dẫn đến chi phí đền bù giải phóng mặt bằng lớn; Kết cấu kè mềm dễ bị hư hỏng, lún sụt không đều; Tính ổn định và bền vững không cao; Dễ bị đọng rác trên mái kè gây mất mỹ quan.

Hình 2. Hình thức điển hình và hình ảnh minh họa kè mái nghiêng

Dựa trên những phân tích đánh giá về ưu điểm, nhược điểm và điều kiện tự nhiên, các yếu tố về hiệu quả kinh tế thì phương án kè tường đứng được nhiều khách hàng lựa chọn làm giải pháp thi công cho nhiều kè chống sạt lở, chống biến đổi khí hậu.
Phương án thiết kế kè của Phan Vũ với kết cấu chính của kè bao gồm tường đứng kết hợp với hệ neo và gia cố mái chống sạt lở. Trong đó, tường đứng là cừ ván bê tông cốt thép dự ứng lực (hay còn gọi cừ ván, ký hiệu của Phan Vũ là cừ SW). Hệ neo giữ ổn định cừ ván là hệ dầm sàn BTCT đổ tại chỗ hoặc lắp ghép trên nền được xử lý bằng cọc bê tông ly tâm. Bên ngoài mái kè được gia cố bằng thảm đá/rọ đá hoặc các khối bê tông tự chèn.

Hình 3. Biện pháp thi công tổng thể

Biện pháp thi công tổng thể của Phan Vũ đối với cừ ván dự ứng lực gồm các bước như sau:

Bước 1: Tập kết cừ ván và thiết bị thi công đến công trường
Bước 2: Định vị tim tuyến cừ ván
Bước 3: Thi công cừ ván
• Chuẩn bị thiết bị
• Lắp dựng khung định vị
• Lắp đặt thiết bị và thi công cọc ván
• Tháo dỡ thiết bị, khung định vị và tiến hành thi công các đoạn cọc tiếp theo
• Đổ dầm mũ bê tông cốt thép liên kết cố định đỉnh cọc
Bước 4: Quan trắc chuyển vị tim cọc đã thi công (đã hạ)
Bước 5: Nghiệm thu và hoàn công công tác thi công cừ ván

Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

TCVN 7888: 2014 Tiêu Chuẩn Cọc bê tông ứng lực trước
TCVN 9394:2012 Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu
TCVN 10304:2014 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4453-1995 Thi công và nghiệm thi Bê tông toàn khối
TCVN 9114-2014 Yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chấp thuận sản phẩm DUL sản xuất trước
TCVN 4244:2005 Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

Một số dự án kè điển hình mà Phan Vũ đã thực hiện trong thời gian gần đây

Hình 4. Dự án kè Marina Hạ Long
Hình 5. Dự án kè sông Cổ Cò và kè Bãi Cháy
Hình 6. Dự án kè chống sạt lỡ KDC Long Hậu và kè Aqua City

Huỳnh Thanh Hoàng
Phan Vũ Group.
E-mail: [email protected]

Trần Nguyễn Công Danh
Phan Vũ Group.
E-mail: [email protected]