Ứng dụng bao địa kỹ thuật Soft Rock cho công trình hạ tầng và thủy lợi

Soft Rock geo-bag applications in infrastructure and hydraulic

Khái quát

Bao địa kỹ thuật Soft Rock được sản xuất từ vải địa kỹ thuật không dệt có CBR từ 7500 N trở lên (EN ISO 12236), lực chống đâm xuyên động từ 1800Nm trở lên (theo RPG of BAW), vừa có tác dụng giữ đất và thoát nước tốt, vừa có độ bền và khả năng hấp thụ sóng cao, đồng thời không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Bao địa kỹ thuật Soft Rock có thể được lấp đầy bằng nguồn cát hoặc đất tại chỗ để tạo thành các kết cấu mềm nhưng vẫn bảo đảm thỏa mãn các điều kiện về ổn định và biến dạng của các công trình đặc thù nhằm phòng chống sạt lở bờ. Kết cấu kè mềm bằng các bao địa kỹ thuật loại này giúp thay thế các kết cấu kè cứng truyền thống, với kinh phí thấp và thời gian thi công nhanh, đặc biệt thích hợp với các bờ biển hay bờ sông, bờ hồ tại các khu du lịch nhờ kết cấu thân thiện với môi trường, giữ được bãi tắm hay quang cảnh tự nhiên.

Mô tả chung về tính ưu việt bao địa kỹ thuật Soft Rock:

• Tận dụng được nguồn vật liệu cát, đất tại chỗ để thi công lấp đầy bao.
• Thi công đơn giản, thời gian thi công ngắn.
• Chi phí xây dựng thấp hơn một số phương án truyền thống.
• Kết cấu phù hợp kể cả với các địa hình không bằng phẳng.
• Kết cấu mềm có thể được sửa chữa dễ dàng khi có sự cố.
• Loại bao RS được tích hợp thêm lớp sợi kháng tia UV mặt ngoài, kết cấu bao có độ bền lên đến hàng chục năm.
• Thân thiện với môi trường, giữ được cảnh quan và bãi tắm khi áp dụng tại các bãi biển du lịch.

Ưu điểm cụ thể:

• Bao địa kỹ thuật Soft Rock thi công đơn giản trong thời gian ngắn, công tác vận chuyển vật tư đến công trình dễ dàng hơn so với kè cứng khi mà cần phải vận chuyển hàng trăm tấn đất, đá, xi măng. Nếu được cho phép sử dụng nguồn đất cát tại chỗ để lấp đầy bao thì chi phí đầu tư xây dựng sẽ giảm đáng kế. Lớp vải không dệt với cường độ cao (CBR từ 7500 N trở lên), cung cấp khả năng lọc và kháng cơ học tốt. Thông thường, cần dùng đến thanh sắt đường kính 10mm với lực ấn lớn hơn 180 kG mới xuyên thủng được lớp vải.
• Bề mặt các bao địa kỹ thuật loại này làm từ vải không dệt, được xuyên kim từ hàng triệu sợi polypropylene giúp bề mặt có độ ma sát cao. Đặc tính này giúp kết cấu gia tăng ổn định chống trượt, các phần tử bao bám dính và liên kết tốt hơn khi chịu tác động từ sóng. Thêm vào đó, lớp bề mặt nhám giúp các bao giữ lại cát biển phía trên, tạo cảnh quan thân thiện môi trường.
• So sánh với kết cấu cứng về độ ổn định và khá năng chống xói, vật liệu cứng gây ra sóng phản xạ lớn tạo ra xói sâu trước chân kết cấu và vật liệu cứng (đá hộc, khối bêtông), khi đó dễ bị lún chìm vào nền cát dưới tác dụng động học của sóng. Với kết cấu khối đắp bằng vật liệu mềm, mô đun đàn hồi và dung trọng của các bao địa kỹ thuật Soft Rock chỉ bằng hoặc nhỏ hơn cát biển tự nhiên, nên hầu như không có xói cục bộ ở chân kết cấu và không bị lún chìm như vật liệu cứng.

MỘT SỐ DỰ ÁN ÁP DỤNG BAO ĐỊA KỸ THUẬT SOFT ROCK

Dự án: Regant Cha Am Beach Resort

Nằm cách thủ đô Bangkok của Thái Lan khoảng 250 km về phía nam, Hua Hin là một địa điểm du lịch hấp dẫn với người dân bản địa. Đây là vùng đất với những bãi biển cát trắng trải dài, phong cảnh đồi núi và chưa bị can thiệp nhiều bởi bàn tay của con người. Nơi đây nổi tiếng với nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp 4 – 5 sao hướng nhìn ra biển với nhiều dịch vụ đẳng cấp. Regant Cha Am beach resort là một trong số đó.
Do tình trạng biến đổi khí hậu, vào mùa mưa bão xuất hiện các đợt sóng cao đến 3m gây xói lở bờ biển, xâm lấn dần vào bãi tắm các resort trong khu vực. Để ngăn chặn tiình trạng này, chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng tuyến kè mềm bằng các bao địa kỹ thuật Soft Rock RS, cụ thể như sau: Chiều dài tuyến kè 1.2 km; Nhà thầu chính U.C.D International Co., Ltd.; Số lượng bao đã dùng 11250 loại bao địa kỹ thuật Soft Rock RS801; và 10000 m2 vải địa kỹ thuật R401. Dư án hoàn thành vào tháng 09/2017.

Dự án: Kè mềm ngã 6 Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Tuyến kênh Cái Đôi là một trong các tuyến kênh chính của thị trấn Ngã Sáu, tỉnh Hậu Giang với hàng nghìn lượt tàu thuyền, xà lan qua lại mỗi ngày. Các xà lan trọng tải lớn khi di chuyển tạo ra các đợt sóng mặt kết hợp với vận tốc dòng chảy lớn tại khu vực đã gây ra hiện tượng sạt lở tại nhiều điểm dọc 2 bên bờ tuyến kênh. Với nguồn kinh phí thủy lợi hàng nằm không lớn, nhưng vẫn cần phải giải quyết các điểm nóng về sạt lở bờ kênh này, Chi cục thủy lợi tỉnh Hậu Giang đã lựa chọn giải pháp kè mềm bằng bao địa kỹ thuật Soft Rock để ứng dụng tại địa phương. Với suất đầu tư hợp lý, thân thiện môi trường và độ bền công trình lên đến hàng chục năm, kè mềm Soft Rock đến nay bước đầu mang lại những kết quả rất khả quan cho công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ kênh của tỉnh Hậu Giang nói riêng, ở Việt Nam nói chung. Dự án này có qui mô như: Chiều dài kè 50m; Nhà thầu chính AT&T Co., Ltd.; số lượng 400 bao địa kỹ thuật Soft Rock loại R601; và 1000 m2 vải địa kỹ thuật loại R813. Dự án hoàn thành vào tháng 05/2016.

Ứng dụng chủ yếu bao địa kỹ thuật Soft Rock

• Kè chống xói lở bờ sông, bờ biển.
• Kè mỏ hàn.
• Kè ngầm chắn sóng.
• Cầu cảng, bến cập xà lan.
• Lấp hố xói sông, chân cầu.
• Tạo mái taluy khu vực có nền địa chất yếu.
• Kè suối, mái kênh nội bộ.

Nguyễn Ngọc Hoàng

Công ty Naue Việt Nam.

E-mail: [email protected]