Hội thảo khoa học “Áp dụng Địa chất công trình, Cơ học đất và Địa kỹ thuật trong xây dựng vì sự phát triển xanh”

Ngày 02/8/2013, trường Đại học Cửu Long, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam (VSSMGE), Tổng hội Xây dựng Việt Nam (VFCEA), Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đồng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Áp dụng Địa chất công trình, Cơ học đất và Địa kỹ thuật trong xây dựng vì sự phát triển xanh” tại Hội trường Thư viện – trường Đại học Cửu Long.

Ngày 02/8/2013, trường Đại học Cửu Long, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam (VSSMGE), Tổng hội Xây dựng Việt Nam (VFCEA), Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đồng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Áp dụng Địa chất công trình, Cơ học đất và Địa kỹ thuật trong xây dựng vì sự phát triển xanh” tại Hội trường Thư viện – trường Đại học Cửu Long.

Tham dự Hội thảo có GS. Paul G.Marinos – Nguyên Chủ tịch Hội Địa chất công trình & Môi trường quốc tế; GS. Nguyễn Trường Tiến – Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam; TS. Nguyễn Kế Tường – đại diện Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam tại TP. HCM; đại diện 33 cơ quan thuộc các sở, ban, ngành, công ty, nhà thầu, các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trong và ngoài tỉnh; về phía Đại học Cửu Long có ThS. Nguyễn Cao Đạt – Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Hiệu trưởng, ThS. Nguyễn Thanh Dũng – Phó Hiệu trưởng, quý thầy cô lãnh đạo các đơn vị, quý thầy cô là CB – GV khoa KTCN, CNTT cùng các em sinh viên đến tham dự.

ThS. Nguyễn Cao Đạt – Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc Hội thảo
ThS. Nguyễn Cao Đạt – Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc Hội thảo
GS. Nguyễn Trường Tiến – đại diện Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam phát biểu ý kiến
GS. Nguyễn Trường Tiến – đại diện Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam phát biểu ý kiến

Tại Hội thảo, quý đại biểu đã được nghe các tham luận như: “Giới thiệu Địa chất công trình trong thực tế”, “Những giới hạn của điều kiện địa chất công trình và địa kỹ thuật trong cơ giới hóa thi công đường hầm”, “Ổn định mái dốc”, “Địa chất công trình cho đường hầm trong điều kiện địa chất công trình phức tạp”, “Tiêu chuẩn địa kỹ thuật Việt Nam: Thực tế và giải pháp. Các kinh nghiệm thực tiễn” do Giáo sư Paul G.Marinos và Giáo sư Nguyễn Trường Tiến trình bày.

Hội thảo sẽ là một cơ hội để các kỹ sư, nghiên cứu sinh, cán bộ giảng dạy, các nhà quản lý, nhà thầu, doanh nghiệp và sinh viên cùng học tập, trao đổi và thảo luận về nền móng công trình, ổn định mái dốc, tường chắn, hố đào, phần mềm địa kỹ thuật, điều kiện địa chất công trình và địa kỹ thuật trong cơ giới hóa thi công đường hầm, quản lý rủi ro và giảm thiểu thiên tai vì sự phát triển xanh và một cuộc sống có chất lượng hơn.

Kết thúc Hội thảo, Ban tổ chức đã tiến hành cấp giấy chứng nhận cho 85 đại biểu đủ điều kiện và đã tham dự đầy đủ các buổi diễn ra Hội thảo.