Hội nghị quốc tế “Tương tác đa trường và môi trường – MINE 2015”

Ngày 09/3/2015, trường Đại học Cửu Long, trường Đại học Việt – Đức, Hội Cơ học Việt Nam và Báo Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (Bộ Thông tin & Truyền thông) đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị khoa học quốc tế chủ đề “Tương tác đa trường và môi trường – MINE 2015” (Multiphysical Interaction and environment).

Đến dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hội Cơ học, Sở, ban ngành trong và ngoài tỉnh. Hội nghị còn thu hút sự tham dự của đông đảo các chuyên gia khoa học trong và ngoài nước, các thầy cô từ các trường Đại học trong nước, đại diện các cơ quan báo đài TW và địa phương đến ghi hình và đưa tin.

GS. TSKH. Bùi Song Cầu – Quyền Hiệu trưởng trường ĐH Cửu Long phát biểu khai mạc Hội nghị.

Hội nghị đã xây dựng một cầu nối hợp tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đồng thời nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ trẻ làm nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng nguồn lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Lãnh đạo Bộ, Sở, Đại diện các trường, các nhà khoa học trong và ngoai nước tham dự Hội nghị.

Với hơn 40 bài tham luận gồm các vấn đề lớn về giải pháp và ứng dụng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng, Việt Nam và quốc tế nói chung như: Địa kỹ thuật, môi trường địa lý, các tương tác đa trường và công trình dân dụng, tính toán kết cấu nâng cao, khoa học và công nghệ môi trường. Hội nghị đã góp phần gắn kết các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn các Báo cáo viên và các nhà khoa học

Các bài trình bày trong Hội nghị:

  1. GS. Nguyễn Ngọc Trân (Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia), Châu thổ sông Mêkông đối mặt với nguy cơ bị lún chìm và bị xâm thực;
  2. GS. Nguyễn Văn Thịnh (Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc), Các Ứng dụng của động lực học lưu chất tính toán (CFD) trong tài nguyên nước và công nghệ môi trường;
  3. GS. Stolpe Harro (Đại học Ruhr Bochum, CLHB Đức), Phân tích nguồn nước ở Việt Nam – Nền tảng cho quản lý nguồn nước;
  4. GS. Bo Berggren (Công ty Berggren Tech AB, Thụy Điển), Đánh giá tác động môi trường – Lựa chọn phương pháp nền móng;
  5. GS. John Wells (Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản), Quan sát hệ thống mô phỏng thí nghiệm của một hệ thống Nowcasting cho hồ Biwa, Nhật Bản.
  6. GS. Delwyn G.Fredlund (Tập đoàn Địa kỹ thuật Golder Associates Ltd., Canada), Sử dụng Cơ học đất chưa không bão hòa trong việc bảo vệ môi trường và bền vững;
  7. GS. Mounir Bouassida (Đại học Tunis El Manar, Tunisia), Thiết kế nền móng trên nền đất yếu được gia cường bằng cột nổi;

Và các báo cáo của các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong nước.

Một số hình ảnh trong hội nghị