VSSMGE tham gia vào dự án Heritage Time Capsule của ISSMGE

The Heritage Time Capsule (HTC) Project

Các độc giả của trang Web chính thức của Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam sẽ bỏ lỡ một hoạt động quan trọng của Hội nếu chưa đọc một chuyên mục mới trên trang web với tiêu đề: “TIME CAPSULE PROJECT VIETNAM”. Time Capsule có thể hiểu là viên nang thời gian. Dự án Heritage Time Capsule (HTC) được Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Công trình thế giới (ISSMGE) khởi động vào năm 2020 nhằm nắm bắt các vấn đề trong quá khứ, hiện tại và tương lai trong thực tiễn Địa kỹ thuật Xây dựng thế giới.

Về cơ bản, dự án này là tập hợp sự đóng góp của các cá nhân và các nhóm chuyên môn về Địa kỹ thuật, bao gồm các Hội thành viên các quốc gia, các tiểu ban kỹ thuật TC (Technical Committee) và các nhóm chuyên môn khác thuộc Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Quốc tế (ISSMGE). Những đóng góp này bao gồm lịch sử, sự phát triển và thành tựu Địa kỹ thuật ở các quốc gia hoặc khu vực. Những đóng góp này được thu thập bắt đầu từ năm 2020 đến nay và nhằm mục đích tạo dựng lịch sử của ISSMGE và khẳng định mục tiêu hiện tại của ISSMGE là gì. Dự án được thiết lập với mục tiêu kỳ vọng sẽ hữu ích cho các thế hệ các nhà khoa học và kỹ sư địa kỹ thuật hiện tại và tương lai, đã thông tin trên trang web ISSMGE, https://www.issmge.org/the-society/time-capsule/time-capsule.
Tham gia vào dự án này, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Việt Nam (VSSMGE) đã tập hợp một nhóm chuyên gia trong Hội viết về các sự kiện, hoạt động, thành tựu của Hội với các chủ đề:
• Lịch sử và Đại hội của VSSMGE,
• Các Hội nghị và Hội thảo khoa học quốc tế quan trọng của Hội,
• Thành tựu nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực Địa kỹ thuật tại Việt Nam,
• Các công ty địa kỹ thuật hoạt động tại Việt Nam.
Toàn bộ các thông tin được viết bằng tiếng Anh, và được trình bày trên trang web của Hội với tiêu đề: “TIME CAPSULE PROJECT VIETNAM”, xem tại link https://vssmge.org/time-capsule-project-vssmge/.
Các thông tin hiện tại mới bao gồm 4 chủ đề chính trên đây, còn nhiều chủ đề nữa sẽ được cập nhật, bổ xung tiếp để tạo nên cái nhìn tổng thể về VSSMGE. Ban chấp hành VSSMGE kêu gọi toàn thể hội viên tham gia vào hoạt động này và viết bổ xung về lịch sử, truyền thống và các thành tựu của Hội.
Dưới đây là nhóm các chuyên gia đã tham gia thực hiện dự án này của VSSMGE:
• Dr. Phung Duc Long, VSSMGE, Hanoi
• Dr. Ho Duc An, FECON Corporation, Hanoi
• Dr. Bo Berggren, Linkoping, Sweden
• Dr. Nguyen Thanh Chi, Haskoning DHV, HCM City
• Dr. Nguyen Anh Dung, VSSMGE, Hanoi
• Dr. Nguyen Tien Dung, FECON Corporation, Hanoi
• Dr. Pham Huy Giao, Petro Vietnam University, Vung Tau
• Dr. Le Viet Hung, Technical University Berlin, Berlin
• Dr. Nguyen Viet Hung, CTV Ingenierie Vietnam Co Ltd, Hanoi
• Dr. Nguyen Thanh, University of Technology Sydney
• Dr. Vu Anh Tuan, Le Quy Don Technical University, Hanoi
• Dr. Nguyen Quang Tuan, Thuyloi University, Hanoi
• Dr. Le Dinh Viet, BK Simotec, Da Nang
• Mr. Nguyen Anh Duc, Hanoi

Nội dung chi tiết đã được thực hiện của dự án TIME CAPSULE PROJECT VIETNAM gồm:

  1. HISTORY & CONGRESSES (Lịch sử và các Đại hội), trong đó có các bài:
     Lịch sử ngắn gọn của Hội và các kỳ Đại hội (VSSMGE Short History and Congresses)
     Sự giúp đỡ to lớn của Thụy Điển (Big helps from Sweden)
  2. IMPORTANT CONFERENCES & SEMINARS (Các Hội nghị và Hội thảo khoa học quốc tế quan trọng của Hội) trong đó có các bài giới thiệu về các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn tại Việt Nam do VSSMGE tổ chức hoặc đồng tổ chức:
     VIETNAMESE GEOTECHNICAL DAY, Hanoi, June 2010
     GEOTEC HANOI 2011, Hanoi, October 2011
     GEOTEC HANOI 2013, Hanoi, November 2013
     NAG2015, Hanoi, August 2015
     GEOTEC HANOI 2016, Hanoi, November 2016
     SVEN HANSBO LECTURE
     NAG2018, Ho Chi Minh City, March 2018
     GEOTEC HANOI 2019, Hanoi, November 2019
  3. RESEARCH & PRACTICE (Nghiên cứu và ứng dụng), trong đó có các bài giới thiệu về một số thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực ĐKT:
     Việt Nam – Tiên phong trong việc sử dụng xi măng làm chất kết dính gia cố nền
     Các công trình hạ tầng hoặc công trình nổi bật về địa kỹ thuật ở Việt Nam
     Thiết kế móng tuabin gió trên bờ ở Việt Nam
     Công tác quan trắc tại Việt Nam
     Năng lượng gió ở Việt Nam và vai trò của kỹ sư địa kỹ thuật
  4. GEOTECHNICAL FIRMS (Các công ty ĐKT), giới thiệu về một số tập đoàn và công ty tiêu biểu tại Việt Nam trong lĩnh vực ĐKT

Trong tương lai, Hội hy vọng sẽ có thêm nhiều bài đóng góp của các bạn đồng nghiệp, với kỳ vọng là lịch sử của Hội được nghiêm túc xây dựng lại kết nối các thế hệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai, đúng với mục đích và tiêu chí của Hội CHĐ & ĐCT Thế giới ISSMGE.

Phùng Đức Long

Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam.

E-mail: [email protected]