Planning a Special Issue in Collaboration with VSSMGE for Journal of Environmental Geotechnics, JENGE
Tạp chí quốc tế “Địa kỹ thuật môi trường” (the Journal of Environmental Geotechnics) JENGE
“Trong thế kỷ 21, các kỹ sư và các nhà nghiên cứu cần phải giải quyết các vấn đề đang phát triển và mới xuất hiện liên quan đến biến đổi khí hậu, lưu trữ dầu, khí hydrogen và nước; xử lý, lưu trữ và tiêu hủy chất thải độc hại và nguy hiểm; khắc phục các khu vực bị ô nhiễm; phát triển bền vững và năng lượng từ lòng đất. Những thách thức này không ở dạng riêng rẽ đơn lập mà nằm trong mối quan hệ con người-môi trường-công nghệ đối đầu với cách thức suy nghĩ mặc định của xã hội.
Tạp chí quốc tế Địa kỹ thuật môi trường có mục đích phổ biến kiến thức, cung cấp những quan điểm mới mẻ về các khái niệm cơ bản, lý thuyết, kỹ thuật và khả năng ứng dụng thực địa của các phương pháp thí nghiệm và phân tích mang tính đổi mới sáng tạo cũng như thực hành kỹ thuật trong địa kỹ thuật môi trường.
Tổng biên tập JENGE
GS. Devendra Narain Singh”
Kêu gọi tham gia số đặc biệt “Địa kỹ thuật bền vững cho phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số và chuyển đổi năng lượng”
Call for the Special Issue “Sustainable Geotechnics for Infrastructure Development in Vietnam in the Context of Digital Transformation and Energy Transition”
Bắt đầu: 31/12/2024
Nộp tóm tắt bài viết: 1/2/2025
Nộp bài viết hoàn chỉnh: 1/6/2025
Kết thúc: 31/12/2025
Biên tập viên khách mời (Guest Editors): Phạm Huy Giao, JENGE Asociate Editor, N. C. Lan and D. H. Hien
Các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật ngày nay, bao gồm cả địa kỹ thuật, được hướng dẫn thúc đẩy và ảnh hưởng bởi 17 Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững của Liên Hợp Quốc (17 SDG) cũng như những biến đổi do chuyển đổi kỹ thuật số và chuyển đổi năng lượng mang đến. Đối với một trong những nền kinh tế sôi động và tăng trưởng nhanh nhất thế giới như Việt Nam, các nghiên cứu địa kỹ thuật không những chỉ ra những tác động môi trường gây ra bởi các dự án cơ sở hạ tầng lớn mà còn có thể góp phần vào sự phát triển bền vững cơ sở hạ tầng của quốc gia này trong hai hoặc ba thập kỷ tới với chú trọng đến các loại vật liệu địa kỹ thuật tái chế mới và phát triển các nguồn năng lượng xanh/tái tạo.
Chúng tôi kêu gọi các bài báo nghiên cứu nguyên bản, các bài viết đánh giá, và các bài phân tích chính sách đề cập đến các chủ đề sau (nhưng không giới hạn) liên quan đến địa kỹ thuật bền vững để phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong xu hướng chuyển đổi số và chuyển dịch năng lượng:
- Khảo sát hiện trường, xác định đặc tính đất và gia cố nền cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn ở vùng đồng bằng châu thổ phía Bắc (sông Hồng), miền Trung và phía Nam (sông Mê Kông) ở Việt Nam;
- Xây dựng và đánh giá tác động môi trường (EIA) cho hệ thống tuyến metro MRTA tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
- Xây dựng và đánh giá tác động môi trường (EIA) hệ thống đường cao tốc và tàu cao tốc ở Việt Nam;
- Phát triển dự án cơ sở hạ tầng lớn trên các đảo;
- Tai biến địa chất: lún sụt, hóa lỏng, động đất, trượt lở đất, xói mòn bờ biển, ô nhiễm nước ngầm;
- Vật liệu địa kỹ thuật tái sử dụng được và thí nghiệm;
- Mô hình hóa, biểu diễn thể hiện, và tính toán lòng đất; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) trong các lĩnh vực này;
- Phát triển các dự án năng lượng điện gió ngoài khơi dọc bờ biển Việt Nam: quy hoạch, quản lý không gian biển, khảo sát gần bờ và ngoài khơi, móng ngoài khơi;
- Địa cơ học phục vụ các dự án năng lượng xanh: H2 (khí hydrogen); CCUS (thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon).
Pham Huy Giao
Đại học Dầu khí.
E-mail: [email protected]