Hoạt động của Chi hội CHĐ & ĐKTCT miền Nam (VSSMGE-S)

Chi hội Cơ Học Đất và Địa Kỹ Thuật Công Trình Miền Nam (VSSMGE-S) hiện có khoảng 150 hội viên đang sinh sống, làm việc tại các tỉnh thành Miền Nam, trong đó có 26 thành viên là UVBCH của VSSMGE và 14 hội viên quốc tế ISSMGE.

Ban chấp hành Chi hội VSSMGE-S có 12 người, trong đó:

• Chủ tịch: Phạm Văn Long
• Tổng thư ký: Trần Thị Thanh
• Phó chủ tịch: Nguyễn Minh Tâm ; Ngô Trần Công Luận ; Nguyễn Văn Đực 
• Thủ quỹ: Bạch Vũ Hoàng Lan

Một số hoạt động chính của Chi hội VSSMGE-S từ tháng 6/2021 đến nay

• Tham gia thảo luận với Hiệp Hội các Hội ĐKT Đông Nam Á (AGSSEA) về thực hiện dự án The Time Capsule Project (TCP) do ISSMGE khởi xướng.
• Tham gia Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM về đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc nền đất 3 chiều đến độ sâu 50 m trong khu vực nội thành TPHCM và hiện trạng hoạt động đứt gãy sông Sài Gòn làm cơ sở cho việc đánh giá rung chấn và quản lý xây dựng”.
• Tổ chức thảo luận online về chuyên đề: “Tính toán ổn định mái dốc trên nền đất yếu có và không có cọc BTCT bằng các phương pháp cân bằng giới hạn (LEM) và phần tử hữu hạn (FEM)”. Kết quả thảo luận giúp cho các kỹ sư thiết kế nhận thấy rõ hơn một số vấn đề tồn tại trong phương pháp tính toán, phần mềm áp dụng, và tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.

Dự kiến một số hoạt động chính trong thời gian tới

• Vận động hội viên trẻ đăng ký hội viên quốc tế và tham gia BCH Chi hội nhiệm kỳ mới.
• Tiếp tục tổ chức các buổi thảo luận online về các chủ đề thực tiển liên quan đến khảo sát, thiết kế, thi công địa kỹ thuật-nền móng.
• Phối hợp với các cá nhân và đơn vị, thực hiện đề tài nghiên cứu về “ Các đặc trưng kỹ thuật và các tương quan thực nghiệm của đất trầm tích ở đồng bằng Nam bộ” với các nội dung chính như sau:
 Thu thập tài liệu khảo sát các công trình tiêu biểu có đầy đủ số liệu thí nghiệm trong phòng (các chỉ tiêu vật lý, nén cố kết, cắt 3 trục) và hiện trường (cắt cánh FVT, xuyên tiêu chuẩn SPT, xuyên tỉnh CPTu) ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, và đồng bằng sông Cửu Long.
 Phân tích, đánh giá các số liệu thí nghiệm và cấu trúc địa tầng
 Xác định các đặc trưng kỹ thuật của đất nền từ các kết quả thí nghiệm trong phòng, hiện trường, và phân tích ngược từ số liệu thực đo ở một số công trình đã xây dựng.
 Thiết lập các hàm tương quan về:
– Các thông số biến dạng (Cc, Cr, C) theo độ ẩm tự nhiên W của các lớp đất dính.
– Các thông số kháng cắt (’, cu ) theo độ ẩm tự nhiên W của đất dính.
– Các thông số biến dạng và kháng cắt của đất theo kết quả thí nghiệm hiện trường CTPu, FVT, SPT.

Phạm Văn Long

Chủ tịch chi hội VSSMGE-S, E-mail: longvinamekong@gmail.com